Info@cocnhoithanhdat.com 0931.586.799

Địa chỉ văn phòng

Hình ảnh

  • Hình ảnh xây dựng

Hàm lượng thép trong cọc khoan nhồi là bao nhiêu?

Cọc khoan nhồi là gì?

Cọc khoan nhồi là loại cọc móng bê tông sâu được đổ tại chỗ trên nền đất với đường kính phổ biến từ 60-300cm, tùy thuộc vào yêu cầu của từng công trình thi công. Đường kính nhỏ hơn 80cm được gọi là cọc khoan nhồi đường kính nhỏ, còn đường kính lớn hơn 80cm được gọi là cọc khoan nhồi đường kính lớn.

Cọc khoan nhồi được cấu tạo từ cốt thép dọc, cốt thép đai, thép đai tăng cường, con kê bảo vệ cốt thép, ống thăm dò và móc treo. Đây là loại cọc móng được ứng dụng phổ biến trong các công trình xây dựng trong 10 năm trở lại đây. Một số công trình có thể ứng dụng cọc khoan nhồi như: Nhà dân, nhà cao tầng, khách sạn, chung cư, thủy điện,…

khoan cọc nhồi

Hàm lượng thép trong cọc khoan nhồi là bao nhiêu?

Các yếu tố về đường kính và số lượng cốt thép được bố trí theo yêu cầu và tính toán của bản vẽ thiết kế. Đường kính, số lượng cốt thép dọc được bố trí theo yêu cầu tính toán của thiết kế. Đường kính của thép dọc thường được chọn tối thiểu là D12, cọc chịu nén sẽ có hàm lượng cốt thép dọc dao động từ 0.2% – 0.4%.

Cọc chịu uốn, chịu kéo và nhổ thì hàm lượng thép trong cọc sẽ vào khoảng 0.4% – 0.65%. Nếu cọc chịu nén đúng tâm thì cốt thép chỉ cần bố trí đến ⅓ chiều dài ở phía đầu cọc. Khoảng cách nhỏ nhất giữa các cốt thép dọc thường là 10cm.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho công trình, kỹ sư sẽ bố trí 100% thép ở vị trí đầu cọc khoan nhồi và giảm dần ở chân cọc khoan nhồi. Nhưng đối với các loại cọc chịu uốn, chịu kéo và nhổ thì cần bố trí lượng théo đồng đều trên toàn bộ chiều dài của cọc khoan nhồi.

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi hàm lượng thép trong cọc khoan nhồi là bao nhiêu? Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về cọc khoan nhồi và quy trình thi công cọc khoan nhồi. Chúc các bạn thành công.